Dr.Air là thương hiệu tiên phong trong ngành công nghiệp xử lý khí khói bếp toàn diện, phương án & mô hình xử lý đa dạng, phù hợp từng yêu cầu dự án cụ thể, giải quyết mọi bài toán liên quan đến khí thải bếp công nghiệp. Đối với khí thải bếp công nghiệp có dầu mỡ, có mùi & khói, máy lọc tĩnh điện Dr.Air KT 48000i là giải pháp hoàn hảo, mang đến hiệu quả đến 90%; giải quyết tối đa các chất gây ô nhiễm môi trường nhờ sự kết hợp của thiết bị lọc khói dầu và công nghệ khử mùi, khử trùng UV.
Hệ thống xử lý khí thải nhà bếp sử dụng hộp tách lọc dầu
Tùy theo thực tế thành phần có trong khí thải nhà bếp cũng như yêu cầu của người tiêu dùng, máy lọc tĩnh điện Dr.Air KT48000i có thể được bổ sung thêm hộp lọc dầu mỡ Dr.Clean AA là giai đoạn tiền xử lý và thiết bị khử trùng UV là giai đoạn xử lý cuối cùng. Mỗi giai đoạn lọc đảm nhận một vai trò nhất định.
- Lớp 1 : Hộp lọc Dr.Clean AA loại bỏ dầu, hơi nước khỏi không khí. Dầu lọc có khả năng tái sử dụng cao.
- Lớp 2 : Máy lọc tĩnh điện Dr.Air KT48000i xử lý khói & phần mùi bằng công nghệ lọc tĩnh điện với công suất xử lý phù hợp với quạt hút được lắp và lưu lượng khí thải.
- Lớp 3 : Xử lý triệt để mùi bằng công nghệ UV. Ánh sáng tia UV từ đèn UV công nghiệp có bước sóng ngắn thường khoảng 100 – 200nm được xử dụng để khử mùi khói bếp. Với bước sóng ngắn, phá hủy phân tử mùi, khí VOCs thành các phân tử cơ bản như CO2, H2O. Ngoài ra, với bước sóng ngắn tia cực tím, các phân tử oxy bị phân rã thành các nguyên tử Oxy, song song đó là phản ứng kết hợp 1 phân tử oxy và 1 nguyên tử Oxy tạo ra phân tử khí Ozone (O3) tham gia vào quá trình phân hủy mùi, khí VOCs và hợp chất khác.
Nguyên lý hoạt động của máy lọc tĩnh điện Dr.Air KT48000i
- Giai đoạn bắt đầu phóng vầng quang: Dưới tác dụng của điện áp dòng điện một chiều, vầng quang cực âm hoặc vầng quang cực dương đều tích tụ điện tích không gian và các electron năng lượng cao ở gần điện cực phóng điện. Để giảm thiểu lượng ozone được sinh ra xuống mức thấp nhất, máy lọc khói tĩnh điện sử dụng công nghệ ion hóa điện dương.
- Giai đoạn ion hóa dòng chảy: Sau giai đoạn phóng vầng quang, khi điện áp dòng điện một chiều tăng lên, các electron phân ly và điện tích không gian sẽ chuyển thành các electron tự do và điện tích tự do. Ở giai đoạn này, điện tích dương bị đẩy xa ra khỏi không gian của điện cực, tạo thành các ion dương; ozone cũng được tạo ra chủ yếu ở giai đoạn này.
- Giai đoạn ion hóa phát sáng: Khi điện cực đạt đến điệp áp ion hóa phát sáng, điện trường tiếp tục tăng, các ion âm bị hút vào điện cực, xuất hiện dòng điện mạch xung, trong khi các ion dương bị khuếch tán vào không gian khe hở. Khi tần số mạch xung của dòng điện tăng lên sẽ bước vào giai đoạn ion hóa phát sáng. Lúc này, một vùng điện tích không gian dạng cột được hình thành gần hai cực, năng lượng và tính ổn định của điện đạt mức mạnh nhất. Kiểm soát trường tĩnh điện trong giai đoạn ion hóa phát sáng là một trong những công nghệ cốt lõi của lọc tĩnh điện.
- Giai đoạn phóng tia lửa điện: Nếu cường độ điện trường tiếp tục tăng sau giai đoạn ion hóa phát sáng, dòng điện xung phức hợp sẽ tiếp tục tăng, cuối cùng khiến khe hở bị phá vỡ.
5 điểm khác biệt của máy lọc tĩnh điện Dr.Air KT48000i so với các sản phẩm khác
So với dòng máy lọc tĩnh điện Dr.Air KT, máy lọc tĩnh điện Dr.Air KT48000i nói riêng và máy lọc Dr.Air KTi nói chung có những điểm khác biệt sau:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.