Máy loc tĩnh điện Dr.Air KT4000i được thiết kế dành riêng cho các quán ăn với mục đích xử lý khói và bụi, đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp theo quy định của Nhà nước. Sản phẩm có công suất làm việc 72W, lưu lượng gió 4000 m3/h, phù hợp để xử lý khí thải trong các nhà bếp quy mô nhỏ.
Nguyên lý hoạt động của máy lọc tĩnh điện Dr.Air KT4000i
Máy lọc tĩnh điện xử lý khói bếp Dr.Air KT4000i vận hành dựa trên nguyên lý hoạt động chung của các dòng máy lọc tĩnh điện- Nguyên lý điện trường. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn bắt đầu phóng vầng quang: dưới tác dụng của điện áp dòng điện một chiều, vầng quang cực âm hoặc vầng quang cực dương đều tích tụ điện tích không gian và các electron năng lượng cao ở gần điện cực phóng điện. Để giảm thiểu lượng ozone được sinh ra xuống mức thấp nhất, máy lọc khói tĩnh điện sử dụng công nghệ ion hóa điện dương.
- Giai đoạn ion hóa dòng chảy: Sau giai đoạn phóng vầng quang, khi điện áp dòng điện một chiều tăng lên, các electron phân ly và điện tích không gian sẽ chuyển thành các electron tự do và điện tích tự do. Ở giai đoạn này, điện tích dương bị đẩy xa ra khỏi không gian của điện cực, tạo thành các ion dương; ozone cũng được tạo ra chủ yếu ở giai đoạn này.
- Giai đoạn ion hóa phát sáng: Khi điện cực đạt đến điệp áp ion hóa phát sáng, điện trường tiếp tục tăng, các ion âm bị hút vào điện cực, xuất hiện dòng điện mạch xung, trong khi các ion dương bị khuếch tán vào không gian khe hở. Khi tần số mạch xung của dòng điện tăng lên sẽ bước vào giai đoạn ion hóa phát sáng. Lúc này, một vùng điện tích không gian dạng cột được hình thành gần hai cực, năng lượng và tính ổn định của điện đạt mức mạnh nhất. Kiểm soát trường tĩnh điện trong giai đoạn ion hóa phát sáng là một trong những công nghệ cốt lõi của lọc tĩnh điện.
- Giai đoạn phóng tia lửa điện: Nếu cường độ điện trường tiếp tục tăng sau giai đoạn ion hóa phát sáng, dòng điện xung phức hợp sẽ tiếp tục tăng, cuối cùng khiến khe hở bị phá vỡ.
Mô phỏng nguyên lý quá trình ion hóa của lọc tĩnh điện công nghiệp Dr.Air KT4000i
-> Sử dụng công nghệ ion hóa cực dương để tạo ra vầng quang và giải phóng các ion dương thông qua điện áp trên 6000 vôn. Các ion dương va chạm với các phân tử khí để tạo ra càng nhiều ion dương hơn, tạo ra hiệu ứng thác.
-> Rời khỏi vùng vầng quang, các ion dương sẽ bị các phân tử khí xung quanh hấp thụ để các phân tử khí có điện tích dương và di chuyển đến tấm cực âm dưới tác động của điện trường mạnh.
-> Các hạt nhỏ li ti sẽ ngăn các phân tử khí có điện tích dương bay vô định và dính chúng lại với nhau. Các hạt nhỏ li ti tiếp tục hấp thụ các phân tử có điện tích dương cho đến khi bão hòa. Do vậy các hạt nhỏ có đủ một lượng điện tích dương.
-> Dưới tác động của lực điện trường trong khu vực tích bụi, các hạt nhỏ li ti có điện tích dương di chuyển đến tấm cực âm và bị hấp phụ. Sau khi hấp phụ một lớp bụi dày, cần phải vệ sinh sạch sẽ tấm cực âm để khôi phục chức năng của nó.
Vì sao nên tích hợp công nghệ khử mùi UV với máy lọc tĩnh điện Dr.Air KT4000i?
Trong khí thải nhà bếp, ngoài khói và bụi, quá trình nấu chín thức ăn còn sinh ra lượng lớn mùi. Sự xuất hiện của mùi nhà bếp có thể khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt, làm giảm chất lượng không khí xung quanh. Do đó, Dr.Air khuyến cáo khách hàng nên sử dụng công nghệ khử mùi đi kèm máy lọc tĩnh điện Dr.Air KT4000i để đạt được hiệu quả xử lý cao nhất.
Trên thực tế, có nhiều phương pháp khác nhau có thể xử lý kết hợp máy lọc tĩnh điện để xử lý mùi khí thải. 3 công nghệ được sử dụng phổ biến gồm: Than hoạt tính, công nghệ ozone và UV. Với máy lọc tĩnh điện Dr.Air KT4000i, sản phẩm được thiết kế chuyên biệt, dễ dàng tích hợp hệ thống bóng đèn UV.
Khi sử dụng công nghệ UV khử mùi, hệ thống xử lý khí thải nhà bếp Dr.Air KT4000i vận hành sẽ tạo ra ánh sáng tia UV có bước sóng ngắn thường khoảng 100 – 200nm. Với bước sóng ngắn, phá hủy phân tử mùi, khí VOCs thành các phân tử cơ bản như CO2, H2O.
Ngoài ra, với bước sóng ngắn tia cực tím, các phân tử oxy bị phân rã thành các nguyên tử Oxy, song song đó là phản ứng kết hợp 1 phân tử oxy và 1 nguyên tử Oxy tạo ra phân tử khí Ozone (O3) tham gia vào quá trình phân hủy mùi, khí VOCs và hợp chất khác.
Ưu điểm công nghệ UV : Hiệu quả khử mùi cao lớn hơn 90%, có thể kết hợp với nhiều công nghệ khác để nâng cấp cải thiện khả năng khử mùi như màng lọc TiO2, màng lọc Carbon than hoạt tính giai đoạn cuối.
Nhược điểm công nghệ UV : Đèn UV thường có tuổi thọ không cao, khoảng 6000 – 8000 giờ, thời gian vệ sinh đèn thường xuyên khoảng 14 ngày – 1 tháng một lần. Ngoài ra, để sử dụng UV hiệu quả, khí thải khi qua buồng UV đảm bảo sạch (không có dầu mỡ & hơi nước).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.