Mất đa dạng sinh học là một trong những hệ quả lớn nhất mà ô nhiễm không khí gây ra với môi trường. Các chuyên gia khẳng định, tất cả các dạng ô nhiễm đều đe dọa đa dạng sinh học nhưng đặc biệt là lượng chất dinh dưỡng, chúng khiến chức năng hệ sinh thái bị rối loạn. Thực tế, sự lắng đọng nitơ trong khí quyển đang gây ra vấn đề nghiên trọng đối với đa dạng sinh học châu Âu và là thách thức nghiêm trọng đối với việc bảo tồn các loài và môi trường sống tự nhiên. Ngoài ra, các hợp chất nitơ có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng của hệ sinh thái. Các nguồn gây ô nhiễm chính là từ giao thông vận tải và nông nghiệp. Không chỉ ở châu Âu, ở rất nhiều nơi trên thế giới đều phải gánh chịu hậu quả tương tự.
Sự đa dạng sinh học trên thế giới đang bị mất cân bằng
Đối với nhiều loại hệ sinh thái châu Âu, các nghiên cứu đã kết luận rằng sự lắng đọng nitơ dẫn đến mất đi sự phong phú của loài. Các hệ sinh thái đất than bùn cung cấp một ví dụ về cách thay thế loài, do sự lắng đọng nitơ, có thể làm thay đổi chức năng của hệ sinh thái. Ví dụ, khả năng cô lập carbon của các hệ sinh thái đầm lầy (ombrophic) được cung cấp nước mưa giảm khi chịu lượng nitơ đầu vào tăng cao.
Hình dưới đây cho biết lượng tải trọng tới hạn dẫn đến hiện tượng phú dưỡng do lắng đọng nitơ dinh dưỡng năm 2010. Thông tin được đăng tải trên trang biodiversity.europa.eu.
Ô nhiễm tiếp tục là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến hầu hết các vùng biển châu Âu, bất chấp việc giảm các nguồn điểm (ví dụ: đường ống thoát nước thải hoặc nước thải của trang trại cá) chất dinh dưỡng ở một số khu vực. Làm giàu nitơ và phốt pho có thể dẫn đến một chuỗi các tác động không mong muốn, bắt đầu từ sự phát triển quá mức của tảo phù du, làm tăng lượng chất hữu cơ lắng xuống đáy biển. Sự tích lũy này có thể liên quan đến những thay đổi trong thành phần loài và thay đổi chức năng của lưới thức ăn. Cần có thật nhiều, và áp dụng rộng rãi, hiệu quả các phương pháp bảo vệ môi trường để giảm thiểu các vấn đề liên quan đến mất đa dạng sinh học hiện nay.